TP.HCM ra mắt tổ hợp giải trí bên Công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức)
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 12.2 tuyên bố Nga bác bỏ mọi đề xuất trao đổi lãnh thổ với Ukraine."Đó là điều không thể xảy ra", TASS dẫn lời ông Peskov tại cuộc họp báo hằng ngày, bổ sung rằng chính quyền Moscow chưa từng và sẽ không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề trao đổi lãnh thổ.Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ đánh đuổi lực lượng Ukraine khỏi lãnh thổ, nhưng không chia sẻ kế hoạch đạt được mục tiêu này trong thời gian tới.Đó là câu trả lời thẳng thắn của Nga sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với tờ The Guardian rằng ông có kế hoạch trao đổi lãnh thổ với Nga để tiến tới chấm dứt chiến sự, bao gồm khả năng trao đổi những khu vực mà Ukraine đang kiểm soát ở Kursk.Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2.2022, Nga đến nay kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine, tương đương hơn 112.000 km2. Còn Ukraine đang kiểm soát khoảng 450 km2 ở tỉnh Kursk của Nga, theo các bản đồ chiến sự nguồn mở.Cũng trong ngày 12.2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết đã có cuộc gặp đầu tiên với tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, Reuters đưa tin.Cuộc gặp diễn ra bên lề hội nghị Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ 26 ở Brussels (Bỉ). Đây là hội nghị đầu tiên do Anh chủ trì thay vì Mỹ, sau khi chính quyền Washington thay đổi chính sách ngoại giao và an ninh dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.Ông Umerov không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về cuộc gặp với ông Hegseth, chỉ có ảnh chụp chung.Hội nghị dự kiến tập trung vào nỗ lực điều phối sự ủng hộ cho Ukraine, bao gồm mở rộng sản xuất quân sự, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới và tăng cường nguồn cung vũ khí thông qua việc nâng cao năng lực công nghiệp quân sự của châu Âu.Cổ phiếu bất động sản, chứng khoán bất ngờ kéo nhau tăng trần tím lịm
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Bida 3D ZingPlay: Cơ Thủ Huyền Thoại cận kề ngày ra mắt
Theo Hội đồng phim Hàn Quốc, bộ phim Bogota: City of the Lost chỉ có được 336.348 lượt khán giả (dữ liệu được tính đến ngày 7.1) trong tuần đầu tiên ra mắt. Tác phẩm đang đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng doanh thu phòng vé xứ kim chi, xếp dưới Harbin và Firefighters, trong khi hai bộ phim này đã công chiếu từ trước. Dựa trên tình hình hiện tại, nhà sản xuất Bogota: City of the Lost đối mặt với nguy cơ bị thua lỗ nặng nề. Bởi phim có điểm hòa vốn là 3 triệu lượt khán giả.Bogota: City of the Lost lấy bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tàn phá nền kinh tế Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990. Phim kể về Guk Hee (Song Joong Ki đóng), một người đàn ông sau cuộc khủng hoảng đã đến Bogota (thủ đô của Colombia) với những hy vọng mới.Để tồn tại ở đất nước xa lạ này, Guk Hee làm việc chăm chỉ cho ông Park (Kwon Hae Hyo), một nhân vật chủ chốt của cộng đồng người Hàn Quốc ở Bogota. Trong một lần buôn lậu cho ông Park, Guk Hee bất chấp liều mạng. Điều này cũng khiến anh gặp rắc rối với nhân viên hải quan Soo Young (Lee Hee Jun).Đứa con tinh thần của đạo diễn Kim Seong Je bấm máy vào cuối năm 2019 - đầu năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch bệnh, công tác sản xuất không ít lần phải trì hoãn, dẫn đến tình cảnh phim "đắp chiếu" suốt gần 4 năm, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế lẫn công sức của ê kíp. Cuối cùng, Bogota: City of the Lost cũng được đến với khán giả từ ngày 31.12, nhưng không đạt được thành tích khả quan. Ngoài tình hình doanh thu phòng vé ảm đạm, chất lượng Bogota: City of the Lost chịu nhiều chỉ trích. Phim bị chê có kịch bản rời rạc, lê thê, đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng không giải quyết tới nơi tới chốn, không mang lại sự hồi hộp nào… Riêng Song Joong Ki cũng hứng "gạch đá" là gượng ép, một màu. Đặc biệt, đây là lần thứ hai liên tiếp Song Joong Ki thất bại trên màn ảnh rộng. Trước đó, Đường cùng (Hopeless) có sự tham gia của anh cũng chỉ thu hút được 260.000 lượt người xem đến rạp khi chiếu vào tháng 10.2023. Những con số đáng thất vọng trên đã dấy lên cuộc thảo luận xoay quanh phong độ của Song Joong Ki tại lĩnh vực điện ảnh. Nhiều cư dân mạng Hàn Quốc nhận định một trong những nguyên nhân khiến sự nghiệp của ngôi sao Hàn 40 tuổi này đi xuống là do liên tục chọn dự án điện ảnh có nội dung nhàm chán, kén khán giả. "Phim điện ảnh có Song Joong Ki thường buồn tẻ lắm", một bình luận gây chú ý.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng diễn xuất của sao phim Hậu duệ mặt trời ngày càng kém: "Tôi không còn kỳ vọng gì vào Song Joong Ki nữa. Kỹ năng diễn xuất của anh ấy đã giảm sút rồi", "Thành thật mà nói thì nghe tên Song Joong Ki khiến tôi càng không hứng thú vào bộ phim đó", "Diễn xuất của cậu ta tệ quá", "Tôi thậm chí còn không còn tò mò về cách Song Joong Ki sẽ thể hiện một vai diễn nữa. Bất kể anh ấy làm gì đều cảm giác như luôn đóng cùng một dạng nhân vật vậy"… Số khác cho rằng Song Joong Ki chỉ hợp với phim truyền hình. Trong khi đó, không ít khán giả lại cho rằng đây chỉ là những bước thụt lùi tạm thời của Song Joong Ki vì "không có bất kỳ diễn viên nào luôn luôn thành công cả. Rồi sau này anh ấy sẽ lại có một dự án ăn khách mà thôi".
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).
Ánh sáng văn hóa nông thôn mới
Dịp lễ 30.4 năm nay, TP.HCM bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn. 4 điểm tầm thấp, gồm hai điểm tại khu biệt thự Thảo Điền (bắn trên sà lan), Công viên Văn hóa Đầm Sen (Q.11), khu đô thị Vạn Phúc (TP.Thủ Đức) và Lô N4 - D6 Khu công nghiệp Tây Bắc H.Củ Chi.